"Chiều 30 Tết khi đã xong xuôi cơ bản việc nhà, nồi nước tắm to được đun trên bếp sẽ đủ cho cả nhà gột rửa bụi trần năm tháng cũ. Tôi còn nhớ khi bé, dù rét đến mấy, trưa 30 Tết mẹ cũng lột trần chúng tôi ra tắm, dội lên người thứ nước hăng hắc, trên da dính đầy mùn hoa cây mùi già. Bà nội thì bảo, tắm để tẩy uế, người phải sạch thì đón năm mới sẽ không bị giông, ma quỷ không đến gần mình được. Bọn tôi thấy sợ nên để yên cho mẹ tắm thôi chứ đâu biết rằng đấy là một phong tục đẹp, một nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ai cũng ngờ đâu rằng điều giản dị ấy ngấm vào tâm trí mình lúc nào không hay biết. Bao nhiêu năm trôi qua là bấy nhiêu bữa tắm tất niên. Có lúc nào đấy phải ăn một cái Tết tha phương mới thấy ký ức mình chảy về bên mẹ, cơ thể mình thèm nhớ cái mùi lá tắm hăng nồng quen thuộc. Và đấy, bà chị họ ở trời Tây bao nhiêu năm dùng không thiếu loại nước hoa gì vẫn gọi điện về bảo, giá mà gửi sang cho được nắm lá xông thì tốt. Ai mà gửi được mùi quê hương qua hàng triệu cây số được. Thảo nào, có lúc về quê nhìn lũ trẻ con cởi truồng ngồi lốc nhốc quanh chậu nước lá thật to để mẹ kỳ cọ cho, chị lại bảo, điều đó không bao giờ thấy ở đất nước khác.chúng tôi ra tắm, dội lên người thứ nước hăng hắc, trên da dính đầy mùn hoa cây mùi già. Bà nội thì bảo, tắm để tẩy uế, người phải sạch thì đón năm mới sẽ không bị giông, ma quỷ không đến gần mình được. Bọn tôi thấy sợ nên để yên cho mẹ tắm thôi chứ đâu biết rằng đấy là một phong tục
Đúng quá còn gì nữa. Có đứa trẻ Việt Nam nào lớn lên mà chẳng được mẹ tắm cho suốt thời thơ ấu. Khi đã thành con gái hay làm mẹ rồi, đóng kín phòng lại tắm tất niên, ngửi mùi cây lá tội gì mà chẳng tưởng tượng mình là Tây Thi hay Dương Quý Phi kiều diễm. Hay chí ít ai yêu văn chương là nhẩm đọc câu Kiều “ Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Đừng tưởng tắm là đơn giản. Biết đâu mùi hương thơm năm mới lại làm hạnh phúc tràn đầy, mắt thiếu phụ lại long lanh ướt sáng, có đủ tin yêu cho mai này. Hà hít cái mùi thơm của tinh dầu từ lá tắm sẽ thấy thư thái hơn, khỏe mạnh hơn. Với cơ thể sạch sẽ ấy, việc sắp cỗ cúng giao thừa sẽ linh thiêng hơn. Đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp nén nhang cho người đã khuất cũng thấy dường như tấm lòng mình đã được bề trên thấu tỏ. Sự giao cảm giữa người trần và thế giới tâm linh dường như rõ ràng hơn, huyền diệu hơn. Chính từ lẽ ấy mà con người ta tin rằng, ông trời có mắt, có thờ có thiêng, có kiêng có lành để không làm điều ác, tích phúc tích đức cho con cháu mình. Tôi cũng sẽ như bao bà mẹ trẻ khác, dù bận đến mấy cũng sẽ đi mua lá thơm về tắm tất niên cho chồng con mình. Lũ trẻ con có quyền được hưởng một phong tục đẹp từ xưa truyền lại. Và hơn thế, chúng sẽ ý thức hơn về bản ngã của mình, về tình yêu thương gia đình, về việc phải giữ mình trong sạch trong cuộc đời nhiều giông gió.
Vừa đấy mà bỗng chảy nước mắt khi người bạn gọi điện rủ cùng đi tắm tất niên cho mẹ. Mẹ bạn mất sớm. Mỗi khi năm hết Tết đến, bạn lại đun nước lá thơm mang lên tưới lên mộ mẹ, mời mẹ về ăn Tết. Bạn làm thế để cầu mong mẹ thanh thản ở chốn cửu tuyền và thấy mình đựơc ấm áp như ngày còn có mẹ. Tôi chợt nhớ hai câu thơ của nhà thơ Đồng Đức Bốn : “Trở về với mẹ ta thôi/ Kẻo khi chết lại mồ côi dưới mồ”. Chẳng ít người giật mình nghĩ ra mình đã thật vô tâm với mẹ, Tết này hãy trở về thật sớm...
Ngoài kia, hoa ngày Tết chảy tràn trên phố, nhưng vẫn có người tìm mua lá thơm về tắm. Ở nhà quê sướng hơn là không phải mua mà đi hái quanh vườn nhà, đồi bãi. Nồi nước tắm tỏa hương gợi vẻ ấm áp của một gia đình đoàn tụ. Tắm trước giao thừa cũng làm cho người ta thấy lớn thêm lên. Và có vẻ lãng mạn nhất là chờ đợi suốt một năm dài để đựơc tắm tất niên. Sự chờ đợi ấy làm mùa Xuân trẻ hơn, ý nghĩa hơn. Hệt như người ta chờ đợi sự mới mẻ trong vẻ đẹp phồn thực của con người."
-ST-